Post Page Advertisement [Top]


Rạn da là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi với mọi tình trạng da. Vì không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt, nhiều người thường lần giữa việc chữa trị rạn da. 

Tuy nhiên, tình trạng rạn da nếu để kéo dài quá lâu có thể vĩnh viễn không điều trị được.


Ảnh: Shutterstock
DẤU HIỆU RẠN DA

Các vết rạn da là các đường rạn dài trên bề mặt da. Ban đầu các vết này có màu hồng, sau đó mờ dần thành màu trắng hoặc bạc theo thời gian. Vết rạn da có thể biến dạng trong những trường hợp nặng.


Ảnh: Fhits

Rạn da thường xảy ra trong các giai đoạn cơ thể trải qua sự thay đổi lớn như tăng cân, dậy thì và mang thai. Có tới 60 – 90% phụ nữ bị các vết rạn da trong khi mang thai. Rạn da thường xuất hiện ở vùng da mỏng như bụng, mông, đùi và ngực.
NGUYÊN NHÂN

Da cấu tạo bởi 3 lớp: biểu bì, trung bì và hạ bì. Thông thường, rạn da sẽ xuất hiện ở lớp giữa (trung bì), là nơi tập trung các mô liên kết, nơi hình thành nên độ đàn hồi chính của da. Khi lớp giữa của da bị kéo căng quá nhanh, một số sợi collagen của nó có thể bị gãy. Da mỏng hơn làm lộ cá mạch máu dưới da, để lại các đường màu đỏ hoặc tím, tía. Theo thời gian, chúng mờ dần thành màu trắng hoặc bạc khi mạch máu lành lại.


Ảnh: Getty Images

Chuyên gia suy đoán nguyên nhân của rạn da là do gen di truyền, cơ địa, ảnh hưởng của thuốc… Tuy nhiên, vẫn chưa có một lời giải thích đích đáng vì một số người dù hội đủ những yếu tố trên vẫn không bị rạn da.

Một nghiên cứu trên tạp chí sản phụ khoa Mỹ cho thấy phụ nữ có thai ở độ tuổi trẻ hơn dễ bị rạn da hơn. Những phụ nữ tăng cân nhiều hơn khi mang thai cũng vậy.


Ảnh: Getty Images

Mức độ hormone cortisol* cao hơn trong cơ thể cũng có thể gây ra rạn da. Những người mắc hội chứng Cushing (bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát gây rối loạn nội tiết tố) thường có nguy cơ bị rạn da hơn những người không mắc bệnh này.

(*Cortisol được sản sinh bởi tuyến thượng thận, là một hormone giúp cơ thể điều hòa huyết áp và phản ứng lại với stress.)

Tương tự như vậy, những người đang dùng sản phẩm chứa cortisoid có nhiều khả năng bị các vết rạn da. Các chuyên gia tin rằng điều này là do kích thích tố cortisoid có thể làm suy yếu collagen trong da, làm cho kết cấu da dễ vỡ hơn.

Hệ thống Collagen và phương bổ pháp sung đúng cách
Collagen được đánh giá như một yếu tố quan trọng trong nền tảng cấu trúc da nói riêng và sức khoẻ trong cơ thể nói chung. Thế nhưng, hệ thống...
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VẾT RẠN DA

Theo ThS.Phạm Thanh Xuân, Collagen và Elastin một khi đã đứt gãy gần như khó phục hồi, các vết rạn da theo đó cũng khó biến mất hoàn toàn. Mặc dù không có giải pháp nào được chứng minh là có tác dụng đối với tất cả mọi người, nhiều bệnh nhân đã thành công với một số phương pháp điều trị sau đây.
Retin-A

Chất tretinoin (axit retinoic) 0,1% được chứng minh là giúp giảm bớt các vết rạn da đầu trong một nghiên cứu.

Tretinoin thường được gọi bằng tên Retin-A. Nó có thể gây ra tác dụng phụ như đỏ và bong tróc. Thuốc này không nên được sử dụng bởi phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Tretinoin có thể đi sâu vào tầng trung bì của da và tái tạo collagen, cải thiện vết rạn da cho một số người.


Ảnh: Livestrong

Retin-A hiệu quả nhất đối với các vết rạn da mới, vì vậy bạn nên điều trị sớm. Một khi các vết đã phai màu trắng hoặc bạc, việc điều trị bằng Retin-A sẽ không có tác dụng nhiều.
Trị rạn da bằng tia laser

Liều trình laser đã được chứng minh có hiệu quả cải thiện đáng kể vết rạn da, mặc dù các liệu trình này rất tốn kém.

Ánh sáng laser cường độ cao (pulse dye laser) có thể tăng sản xuất collagen. Cơ chế của cách điều trị này là laser sẽ làm tổn thương da, kích thích da sản xuất collagen khi lành lại, và làm các vết rạn mờ đi.


Ảnh: eelos

Hội phẫu thuật da liễu Hoa Kỳ (ASDS) khuyên dùng laser để cải thiện các vết rạn da. ASDS ước tính mỗi lần điều trị có giá từ $ 200 đến $ 400. Mỗi người có thể cần đến 20 liệu trình để làm mờ vết rạn đáng kể.
Phẫu thuật

Đây là phương pháp có khả năng loại bỏ hoàn toàn phần da bị rạn. Cấu trúc da khi bị dãn nặng quá mức sẽ không bao giờ thực sự có thể trở lại độ đàn hồi ban đầu. Vì vậy cách duy nhất để loại bỏ phần da này là phẫu thuật cắt bỏ nó đi.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể thực hiện ở một số người nhất định. Cơ chế của phương pháp này là loại bỏ da dư thừa rồi nối các mô còn lại vào với nhau. Vì vậy chỉ những người bị chảy xệ da do giảm cân hoặc mang thai mới nên thực hiện phẫu thuật.


Ảnh: Shutterstock

Các quy trình này không được thiết kế đặc biệt để loại bỏ các vết rạn da. Vì rủi ro khi thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ không khuyên bệnh nhân thực hiện phương pháp này nếu như các vết rạn không có ảnh hưởng nghiêm trọng.
Platelet-rich Plasma ( tiêm huyết tương giàu tiểu cầu) với siêu âm (ultrasound)

Điều trị rạn da bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) đã trở nên phổ biến với hiệu quả hồi sinh làn da và tăng khả năng sản xuất collagen. Liệu pháp PRP sử dụng tiểu cầu lấy từ máu của chính bệnh nhân.


Ảnh: stemcellarts

Một nghiên cứu trên Tạp chí Mỹ phẩm và Liệu pháp Laser cho thấy rằng liệu pháp PRP kết hợp với thiết bị siêu âm có thể là một cách giảm vết rạn da hiệu quả. Hơn 70% người tham gia đã báo cáo sự cải thiện làn da ở mức “tốt” hoặc “rất tốt”.
Sản phẩm đặc trị ngoài da

Một số loại kem, dầu và các sản phẩm da có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm vết rạn da. Các thành phần phổ biến bao gồm bơ ca cao, dầu ô liu và dầu hạnh nhân.


Ảnh: Logona Cosmetics

Mặc dù các loại kem và dầu trị rạn da đã được chứng minh có hiệu quả khá tốt. Các vết rạn da ở lớp trung bì và hạ bì, nơi các loại kem dưỡng ẩm và kem không thể tiếp cận được, sẽ không được điều trị triệt để. Vì thế, các sản phẩm điều trị ngoài da có thể không thành công khi các vết rạn đã xuất hiện từ lâu.
Phòng ngừa rạn da

Mặc dù các loại kem đặc trị có thể không hiệu quả, việc chăm sóc da đúng cách sẽ giúp da bạn trông mịn màng nhất chó thể. Học viện Da liễu Hoa Kỳ đề nghị:

Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng không thể ngăn ngừa vết rạn da, nhưng nó cải thiện sức khỏe tổng thể và ngoại hình nói chung. Hơn nữa, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ sợi collagen của da, tăng nguy cơ bị rạn da và làm các vết rạn sẵn có tệ hơn.


Ảnh: Shutterstock

Giữ ẩm làn da. Sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, trong khi da vẫn còn ẩm ướt, có thể giúp sản phẩm thẩm thấu tốt hơn và giữ cho làn da mềm mại và đàn hồi tốt. Phụ nữ mang thai có thể thấy rằng căng da bụng gây ngứa ngáy khó chịu, và kem dưỡng ẩm có thể giúp da đỡ ngứa hơn.

Uống nhiều nước, ăn nhiều loại thức ăn bổ dưỡng và tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng.

Tránh thay đổi trọng lượng đột ngột và làm việc hướng tới tăng cân dần dần trong khi mang thai cũng rất hữu ích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bottom Ad [Post Page]

| Designed by Colorlib